VĂN HÓA GIAO THÔNG NHẬT BẢN
Văn hóa giao thông Nhật Bản – Một nền văn hóa giao thông khác biệt
Điều gì làm nên một nền văn hóa giao thông Nhật Bản phát triển bậc nhất trên thế giới? Giao thông ở Nhật là một hệ thống giao thông đa dạng và đồng bộ, đông đúc, tấp nập nhưng lại không hề lộn xộn.
Trong bài viết này, hãy cùng chúng mình tìm hiểu về những điều đặc biệt để trả lời cho câu hỏi: “Vì sao nền văn hóa giao thông ở Nhật Bản là một nền văn hóa giao thông khác biệt” nhé!
Văn hóa giao thông Nhật Bản – những quy tắc chung
- Tay lái bên phải, di chuyển bên trái: ở Nhật, các phương tiện giao thông xe cộ sẽ đi bên trái, người đi bộ đi bên phải. Để phù hợp với hướng di chuyển thì ghế ngồi của tài xế ở bên Nhật sẽ được thiết kế ở bên phải, điều này trái ngược với Việt Nam.
- Không được phép rẽ khi có đèn đỏ: Ở Việt Nam khi có tín hiệu đèn đỏ, các phương tiện được phép rẽ phải. Ở Nhật thì ngược lại, việc rẽ trái/ rẽ phải khi có đèn đỏ là vi phạm luật giao thông.
- Bắt buộc nháy đèn xi nhan khi muốn thay đổi làn đường: ở Nhật có quy định khắt khe về việc khi bạn muốn thay đổi làn đường/nhập làn đường mới. Tất cả các phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải nháy xi nhan trước 3 giây khi muốn nhập làn cùng các xe khác.
- Người Nhật luôn quan niệm khi tham gia giao thông, không bấm còi, xe lớn phải ưu tiên xe nhỏ, và người đi bộ là được quyền ưu tiên nhất
- Không bấm còi: ở Nhật, hầu như khi tham gia giao thông, người lái xe sẽ không bấm còi, trừ những trường hợp nguy hiểm. Điều này khá khác với Việt Nam nên cũng là một điểm đáng lưu ý khi các bạn tham gia giao thông bên Nhật nhé.
- Tất cả mọi người đều phải sử dụng dây an toàn: Thiết kế xe ở Nhật luôn có lắp dây an toàn cho cả người ngồi sau xe. Cần chú ý rằng việc thắt dây an toàn khi ngồi trên xe là bắt buộc, kể cả khi bạn đi taxi.
- Tay lái bên phải, di chuyển bên trái: ở Nhật, các phương tiện giao thông xe cộ sẽ đi bên trái, người đi bộ đi bên phải. Để phù hợp với hướng di chuyển thì ghế ngồi của tài xế ở bên Nhật sẽ được thiết kế ở bên phải, điều này trái ngược với Việt Nam.
Văn hóa giao thông Nhật Bản – hệ thống những biến báo chính
Ở Nhật có một hệ thống biển báo rất chi tiết hướng dẫn cho người tham gia giao thông và yêu cầu tất cả phải tuân theo hệ thống đèn tín hiệu và biển báo. Hệ thống biển báo bao gồm:
- Biển báo cấm và biển hiệu lệnh
- Biển chỉ dẫn
- Biển báo nguy hiểm
Sau đây, chúng mình sẽ giới thiệu một số biển báo thường gặp khi tham gia giao thông ở Nhật và ý nghĩa của chúng. Cùng tìm hiểu, để có cơ hội sống và học tập bên Nhật, bạn sẽ tránh khỏi những bỡ ngỡ và nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống bên đây nhé!
Văn hóa giao thông Nhật Bản
Văn hóa giao thông Nhật Bản – Những quy tắc riêng cho từng nhóm phương tiện
Văn hóa giao thông dành cho người đi bộ:
- Quy tắc dành cho người đi bộ ở Nhật Bản là phải tuyệt đối tuân thủ các tín hiệu đèn giao thông ngay cả khi bạn đang vội.
- Với những nơi có vỉa hè, người đi bộ phải đi lên vỉa hè, nơi không có vỉa hè phải đi bên phải đường.
- Không nên băng qua đường từ giữa các xe đang dừng và đậu lại
- Tất cả các phương tiện giao thông đều phải nhường đường cho người đi bộ, phải luôn đảm bảo rằng người đi bộ đã đi lên vỉa hè an toàn rồi mới di chuyển tiếp.
Văn hóa giao thông dành cho người đi xe đạp
- Luôn luôn tuân thủ hệ thống biển báo, đèn tín hiệu
- Khi tham gia giao thông bằng xe đạp, bạn chỉ được phép đi 1 mình, tuyệt đối không được chở thêm người khác.
- Người đi xe đạp phải đi bên phải đường,không đi song song cùng các phương tiện khác
- Hạn chế đi xe đạp vào buổi tối, nếu có bắt buộc phải bật đèn/ gắn thiết bị phản quang để cảnh báo các phương tiện khác, tránh nguy hiểm
Văn hóa giao thông dành cho người lái xe máy/ô tô
- Luôn luôn tuân thủ hệ thống đèn tín hiệu và biển báo
- Người chưa lấy bằng lái xe/ người uống rượu bia thì tuyệt đối không được điều khiển phương tiện. Ở Nhật, lỗi lái xe khi trong tình trang say xỉn bị xử phạt rất nặng. Dù chỉ một lần bị phát hiện bạn có thể bị tước bằng vĩnh viễn, đồng nghĩa với việc sẽ không thể lái xe, và không có cơ hội hối lỗi.
- Khi lên xe hơi, tất cả người lái xe, người ngồi sau xe đều phải thắt dây an toàn
- Với người điều khiển xe máy, không được phép chở thêm người khác, chỉ được đi một mình.
- Khi lái xe ô tô, không được sử dụng điện thoại.
- Luôn chú ý nhường đường cho người đi bộ. Đặc biệt, gần đây tai nạn của người già ngày càng nhiều do đó, khi lái xe gặp người cao tuổi phải đặc biệt lưu tâm, chú ý an toàn.
Văn hóa giao thông công cộng: tàu điện, xe bus, thang cuốn
Văn hóa giao thông ở Nhật Bản không chỉ được thể hiện ở cách các chủ phương tiện trực tiếp lái xe. Những nét văn hóa giao thông ấy còn được thể hiện khi họ tham gia các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tàu điện ngầm, hay là đi thang cuốn…
Tàu điện: Nhật Bản vốn rất nổi tiếng với hệ thống tàu điên ngầm dày đăc, hiện đại và cực kì đúng giờ. Bên cạnh đó, thường khi nhắc đến hệ thống tàu điện ngầm của Nhật người ta sẽ luôn nghĩ đến cụm từ “văn hóa tàu điện ngầm” đầu tiên. Đó là ý thức, sự văn minh của cả người đi tàu, người lái tàu, nhân viên nhà ga….
Trung bình ở Nhật, thường bạn sẽ chỉ mất khoảng 5 -10 phút đi bộ để tìm thấy một nhà ga, đặc biệt ở Tokyo bạn có thể chỉ mất từ 2-3 phút thôi. Có một số điểm lưu ý sau, chúng mình cùng note lại để hiểu rõ hơn về hệ thống tàu điện ngầm bên Nhật nhé!
Các chuyến tàu điện ở Nhật được chia làm hai loại: tuyến thông thường và tuyến cao tốc(tuyến tàu nhanh)
Tuyến tàu cao tốc chỉ dành cho loại tàu nhanh và dừng ở các ga lớn để tiết kiệm thời gian. Hình ảnh tàu cao tốc Shinkansen- chạy dưới chân núi Phú Sĩ phủ đầy tuyết trắng luôn là niềm tự hào của nước Nhật hiện đại.
Xếp hàng mua vé tự động
Tùy vào từng loại tàu mà loại vé sử dụng cũng khác nhau.
Ví dụ: Khi lên tàu Futsu và tàu Kaisoku thì chỉ cần mua vé thường ( vé Futsu ), nhưng với tàu Kyuukou, Tokkyuu, Shinkansen thì ngoài vé thường còn phải mua thêm vé tương ứng cho loại tàu đó. Ở Nhật, hệ thống kiểm soát vé ở nhà ga là hoàn toàn tự động.
Ở bất kì ga tàu nào của Nhât cũng có lối đi riêng dành cho người tàn tật. Trên mọi con đường ở ga đều có một vệt sơn vàng, kí hiệu nổi, người khiếm thị có thể phân biệt đâu là đường dành cho mình,đi tàu mà không cần sự trợ giúp của người khác.
Khi tàu đến, người xuống tàu sẽ xuống trước. Người xếp hàng chờ tàu sẽ dãn rộng quanh cửa và xếp hàng chờ tàu, khi mọi người xuống hết thì mới lên tàu theo trật tự xếp hàng.
Chỗ ngồi trên tàu theo quy đinh “ ai đến sớm ngồi trước” tuy nhiên luôn có ghế ưu tiên cho người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, người khuyết tật…Chú ý không để hành lý lên ghế ngồi, hãy để hành lý lên giá để đồ.
Trong trường hợp để quên hành lý, bạn có thể liên hệ với nhà ga để cung cấp thông tin. Thông thường, gần như bạn sẽ nhận lại được hành lý của mình một cách nguyên vẹn
Trên tàu điện: cấm hút thuốc, cấm vứt rác… hạn chế ăn uống, nói chuyện. Có những nhà ga còn để biển đề nghị hành khách để điện thoại ở chế độ im lặng cho đến khi xuống tàu.
Thông thường trên tàu điện ngầm ở Nhật, mọi người sẽ hạn chết nói chuyện, giữ trật tự chung. Phần lớn là tranh thủ ngủ, đọc sách báo…
Có bất kì thắc mắc câu hỏi gì chứ rõ về giá vé,lịch trình, thời gian… bạn hoàn toàn có thể hỏi trực tiếp nhân viên nhà ga, họ luôn thân thiện và hướng dẫn hành khách chu đáo.
Tàu điện ngầm ở Nhật cực kì đúng giờ theo lịch trình đã được công bố trước. Trong những trường hợp bất khả kháng, khi tàu đến trễ quá 5 phút, nhóm lài tàu sẽ trực tiếp đến từng toa xin lỗi khách. Họ nhận lỗi về mình và phát cho mỗi hành khác một vé đi muộn “ Chien shoumeisho” . Trên vé in số ngày tàu chạy, thời gian tàu tới trễ để trong những trường hợp cần thiết hành khách có thể chứng minh lỗi đi muộn là do đoàn tàu.
Vẫn còn rất nhiều những điều thú vị, quy tắc để làm nên một văn hóa tàu điện ngầm Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới. Cùng chúng mình xem clip dưới đây về 7 phút thần kì- 7 phút làm nên điều kì diệu của mọi chuyến tàu ở Nhật nhé.
Xe bus
Bên cạnh tàu điện ngầm, xe bus cũng là một phương tiện giao thông công cộng rất phổ biến ở Nhật. Có một bạn sinh viên Việt Nam sau một tuần tham quan Nhật Bản, đi những chuyến xe bus bên Nhật đã chia sẻ rằng : “ Xe bus Nhật lặng lẽ nhưng chẳng cô đơn”. Đi lên xe bus bạn đi theo hàng lối, mọi người trật tự, giữ im lặng tối đa, người đọc sách, người nghe nhạc…
Có thể bạn sẽ thốt lên ? Ôi thế thì chán quá!”. nhưng không, có thể lặng lẽ nhưng bạn chẳng cảm thấy cô đơn, ngược lại là cảm giác an toàn, sự văn minh, tự do cá nhân dược tôn trọng
Tất cả tài xế taxi, hay xe bus ở Nhật đều là người lớn tuổi. ở Nhật quy đinh, chỉ những người trên 38 tuổi mới được lái xe chở khách nhằm đảm bảo tài xế đủ kinh nghiệm và trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe.
Tài xế lái xe mà uống rượu bia sẽ bị phạt rất nặng, nhiều lái xe bus ở Nhật trước khi đoàn khởi hành đều phải trải qua bộ phận kiểm tra nồng độ cồn để đảm bảo sự an toàn cao nhất trên đường đi.
Thang cuốn
Cũng là một phần nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, nhưng văn hóa đi thang cuốn của người Nhật cũng thể hiện phần nào văn hóa giao thông của nước Nhật hiện đại. Có những quy định khi đi thang cuốn ở Nhật, bạn có thể tham khảo như sau:
- Không đứng dàn hai hàng
- Không tụ tập ở hai đầu thang máy
- Xếp hàng khi lên thang
- Đứng gọn về một phía thang
Ở Nhật, thang cuốn được chia thành hai bên, một bên đứng yên và một bên còn lại có thể di chuyển lên/ xuống như thang bộ bình thường. Đặc biệt, nếu bạn ở Tokyo, khi đi thang cuốn bạn sẽ đứng ở bên trái, phía bên phải dành cho người có việc gấp đi lên/ xuống. Ở Osaka thì ngược lại, bạn sẽ đứng ở phía bên phải, phía bên trái dành cho người đi lên./ xuống.
Có thể, khi mới sang Nhật còn nhiều bỡ ngỡ, bạn cứ nhìn mọi người đi trước và xếp hàng theo nhé!. Hãy luôn giữ ý thức trật tự xếp hàng theo hàng lỗi, không tụ tập và chen lấn, phá hàng.
Những chia sẻ trên của chúng mình hi vọng giúp bạn tìm hiểu thêm được về những nét đặc biệt của văn hóa giao thông Nhật Bản. Qua đó mỗi chúng ta đều nhận ra được những điều làm nên một Nhật Bản hiện đại đông đúc nhưng không hề lộn xộn. Đó là: ý thức xếp hàng, mọi thứ luôn có trật tự và luôn luôn tôn trọng sự riêng tư của người khác…
Có thể, sau này bạn sẽ có những ngày sống , học tập, làm việc tại Nhật. , Hãy cập nhập những hành trang hữu ích, để những trải nghiệm cuộc sống bên Nhật của bạn sau này sẽ luôn vui vẻ, thật nhiều kỉ niệm nhé!
nguồn: morningjapan