THAY ĐỔI MỚI TRONG LUẬT VISA TỊ NẠN NHẬT BẢN 2018 (難民ビザ)
Thay Đổi Mới Trong Luật Visa Tị Nạn Nhật Bản 2018
Từ 15/1/ 2018, Luật về Visa Tị Nạn Nhật Bản đã có nhiều thay đổi, gia tăng thêm sự khó khăn khi xin visa tị nạn và hạn chế cấp visa “hoạt động đặc biệt”.
1.Tình trạng visa Tị Nạn hiện nay
Thống kê của Cục Xuất Nhập Cảnh về số người xin visa Tị Nạn (難民ビザ) trong các năm qua như sau:
- Năm 2015 : có 7,568 người đăng ký xin visa Tị Nạn
- Năm 2016 : có 10,901 người đăng ký xin visa Tị Nạn
- Năm 2017 : tăng thêm gần 80% so với các năm trước, lên đến 19,628 người đăng ký xin visa Tị Nạn
Theo số liệu của 19,628 người đăng ký xin visa tị nạn năm 2017. Số người đăng ký từ các quốc gia như sau:
- Philipines : 4,895 người
- Việt Nam : 3,116 người
- Sri Lanka : 2,226 người
- Các nước còn lại số lượng người rất ít nên mình không liệt kê
Trong số lượng đơn xin visa Tị Nạn khổng lồ đó, chưa đến 1% được chấp thuận. Và nó thuộc về 3 quốc gia trên, bạn có thể thấy rằng việc xin visa Tị Nạn khó như thế nào.
2. Kẽ hở của visa Tị Nạn
Sau 6 tháng, kể từ ngày xin visa Tị Nạn, nếu chưa nhận được kết quả. Người xin visa Tị Nạn sẽ được chuyển đổi thành visa “Hoạt động đặc biệt – 特定活動“.
Visa “Hoạt động đặc biệt – 特定活動” vừa có tư cách lưu trú, lại vừa có thể đi làm với thời gian “không giới hạn”.
Với gần 20,000 người xin visa Tị Nạn trong năm 2017, cộng thêm việc những người bị trượt liên tục nộp lại hồ sơ. Quá tải trong việc điều tra và xét duyệt tư cách của từng người đã gây kéo dài thời gian trả kết quả.
Từ đó số người nhận được visa hoạt động đặc biệt gia tăng và dẫn đến việc khó quản lý.
Một bộ phận không nhỏ người nước ngoài muốn được tiếp tục lưu trú tại Nhật khi hết visa, và họ đã lợi dụng các kẽ hở trong chính sách của visa Tị Nạn để tiếp tục ở lại và làm việc tại Nhật.
Để khắc phục tình trạng này, bắt đầu từ ngày 15/1/2018, Bộ Tư Pháp Nhật Bản đã đưa ra luật bổ xung mới liên quan đến việc đăng ký visa Tị Nạn.
“Chủ yếu là xiết chặt hơn những quy định về thời gian cư trú và tư cách lao động”với các đối tượng “không phù hợp”.
3. Quy định mới cho người Tị Nạn
Theo quy định mới, người xin visa Tị Nạn sau 2 tháng nộp hồ sơ sẽ được chia ra làm 4 trường hợp như sau :
- Trường hợp 1: Hồ sơ có khả năng chấp nhận cao sẽ được cấp tư cách lưu trú và tư cách đi làm
- Trường hợp 2: Hồ sơ không phù hợp và Hồ sơ nộp lại, sẽ không được đi làm, đồng thời khi hết thời gian lưu sẽ bị cưỡng ép về nước
- Trường hợp 3: Hồ sơ chưa xác định, cục xuất nhập cảnh sẽ tiếp tục điều tra thêm.
Người có hồ sơ được liệt vào danh sách “Hồ sơ không phù hợp” sẽ không được cấp visa “hoạt động đặc biệt” và không được đi làm. Hồ sơ khi bị từ chối sẽ không thể nộp lại.
4. Rủi ro khi chuyển đổi từ các loại visa khác sang visa Tị Nạn
Cùng với những quy định mới, người nước ngoài có visa du học hoặc visa thực tập sinh sẽ không thể đổi sang visa Tị Nạn và làm việc dưới dạng visa Hoạt động đặc biệt.
Những người nộp đơn xin visa Tị Nạn đang trong quá trình chờ kết quả sẽ không được phép đi làm. Đồng thời khả năng trượt visa hoạt động đặc biệt là 99,9% và không thể nộp xin lại.
Khi nộp đơn xin visa Tị Nạn, cục xuất nhập cảnh sẽ lưu lại hồ sơ này. “Vết đen” xin Tị Nạn sẽ ảnh hưởng đến cá nhân và cả gia đình bạn.
Trong tương lai khi bạn có lí do để quay lại Nhật, bạn cũng có thể bị đánh trượt luôn khả năng nhập cảnh.
Việc xin visa Tị Nạn ngày càng khó, theo sau đó là “vết đen” lý lịch. Các bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định.
nguon: isempai