メニュー

CÁCH TRẢ LỜI LÝ DO THÔI VIỆC KHI PHỎNG VẤN HOẶC VIẾT LÝ DO THÔI VIỆC TẠI NHẬT - 株式会社TOHOWORK

新着情報

CÁCH TRẢ LỜI LÝ DO THÔI VIỆC KHI PHỎNG VẤN HOẶC VIẾT LÝ DO THÔI VIỆC TẠI NHẬT

カテゴリ: Tin tức Tiếng Việt (ベトナム語) 公開日:2018年10月10日(水)

Cách trả lời lý do thôi việc khi phỏng vấn,Khi viết lý do thôi việc và một số câu ví dụ 

 

job 2 4448 1496544086

  Khi phỏng vấn chuyển việc hoặc khi viết lý do nghỉ việc  một trong những câu mà bạn chắc chắn sẽ được hỏi khi phỏng vấn là về “lý do nghỉ việc ở công ty cũ hoặc tại sao bạn lại nghỉ việc ”. Việc trả lời không hợp lý câu hỏi này có thể sẽ khiến bạn bị điểm trừ rất lớn và nhận về kết quả không như kì vọng. Trong bài này, chúng mình tổng kết một số điểm các bạn cần chú ý khi trả lời câu hỏi khó nhằn trên để mọi người tham khảo khi chuyển việc nhé. 

 

I,Tại sao khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi lý do thôi việc

  Chuyển việc là việc mà bạn rời bỏ công ty đang làm và đầu quân cho một công ty mới, vì vâyu, hầu như tất cả các nhà tuyển dụng đều muốn biết lý do tại sao bạn lại không làm ở công ty cũ nữa, để thông qua đó đánh giá xem bạn có phải:

– Là người dễ bỏ việc khi vào làm tại công ty hay không ? 
– Là người có hứng thú với công việc hay không?
– Là người có thái độ hợp tác trong công việc hay không?
– Là người có hiểu đúng trách nhiệm của mình, hay là người hay đổ lỗi cho người khác hay không? 

Vì thế, cách bạn trả lời câu hỏi này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. 

II,Làm sao để có được một lý thôi việc hợp lý

   Để có được một lý do thôi việc hợp lý thì đầu tiên bạn nên liệt kê ra những lý do tại sao mình muốn thôi việc công ty cũ. Sau khi list ra những lý do chuyển việc thì việc bạn cần làm tiếp theo là chọn ra 1 lý do mà bạn cho là thuyết phục nhất, sau đó tập trung vào lý do đó để có lý do thôi việc hợp lý và nghe có vẻ tích cực nhất. 

   Theo khảo sát gần đây của 『エン転職』- một trang web chuyên về chuyển việc khá lớn của Nhật, thì  những lý do chuyển việc được trả lời nhiều nhất thường là: 

-Lương thấp : 47%
-Không hài lòng với cách đánh giá và đãi ngộ :37%
-Phải làm thêm giờ, và số ngày đi làm vào ngày nghỉ : nhiều.
-Bất an với tương lai của công việc: 26%
-Mối quan hệ của những người trong công ty không được tốt: 23%
-Công việc nặng nhọc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe :20%

   Tuy đây là những lý do thực tế, khi phỏng vấn thì bạn phải chọn cách nói sao cho khéo léo, tế nhị, che đi được những suy nghĩ tiêu cực nhất nhưng vẫn đúng nội dung truyền đạt. Vì nếu bạn nói quá thẳng, quá thành thật những suy nghĩ của bản thân, thì có thể sẽ làm cho nhà tuyển dụng hiểu sai rằng bạn có những suy nghĩ tiêu cực với công việc cũ.

III,Một số điều cần lưu lý khi phỏng vấn

   Trước khi vào ví dụ mẫu của lý do thôi việc, thì có một số điểm  muốn các bạn chú ý để có thể phỏng vấn được trơn tru hơn. Ngoài một lý do hợp lý, một đoạn lý do thôi việc hay đúng ngữ pháp ra thì thái độ của bạn, hay cách giao tiếp của bạn khi phỏng vấn cũng rất quan trọng.

Đừng nói quá nhiều về việc tiêu cực khi phỏng vấn

   Khi phỏng vấn không nên nói quá nhiều về những câu chuyện tiêu cực, hay mang tính chất phê phán vì rất dễ bị hiểu là bạn là một người chỉ biết phê phán và không biết nhìn nhận sự việc một cách tổng quát. Tệ hơn họ sẽ nghỉ bạn sau này cũng sẽ nói về họ y như những gì bạn đã kể cho họ nghe.

   Thay vì nói quá nhiều về việc tiêu cực, ta hãy nói những câu chuyện, những nội dung thể hiện sự cầu tiến, cầu thị của bản thân, về mong muốn của bản thân về một môi trường làm việc với nhiều thử thách mới..

Các câu nên dùng:

 「〇〇の経験を活かして〇〇の実績を出したい」

 「だから御社では○○の仕事をしたい」 hay

  「次は〇〇したいから」「新しい職場では〇〇のために頑張りたい」

Thái độ, cách giao tiếp, giọng điệu khi phỏng vấn

   Để nhà tuyển dụng thấy được sự quyết tâm, cũng như suy nghĩ kĩ càng về quyết định chuyển việc chuyển việc của bạn thì ngoài việc gây ấn tượng bằng cách cười để gây thiện cảm thì, thái độ kiên quyếttạo điểm nhấn ở những thời điểm cần thiết cũng sẽ giúp bạn ghi điểm không kém.

Không nên đưa ra những lý do không có thật

   Ngoài việc nói dối là việc không nên làm ra thì khi bạn nói những lý do không có thật sẽ rất dễ bị phát hiện vì bản chất của sự vật, cũng như tính mạch lạc của câu chuyện. Khi để cho nhà tuyển dụng mang gì đó hoài nghi thì khả năng bạn bị đánh trượt sẽ rất cao.

Ví dụ trong những trường hợp cụ thể

1,Trong trường hợp lương thấp

「5年間給与が上がることなく、なかなか自分の成長や成果を実感できずにいました。先輩以上の成績を収めても、給与にはほとんど反映されず、上のポジションには年次順にしか任されないため、モチベーションが低下してしまったこともあります。そのため、成果を正当に評価する実力主義の会社に転職して、これまで培ってきた経験やスキルを発揮したいと考えました。」

2,Không hài lòng với chế độ nhân sự và đánh giá của cấp trên 

「5年間給与が上がることなく、なかなか自分の成長や成果を実感できずにいました。先輩以上の成績を収めても、給与にはほとんど反映されず、上のポジションには年次順にしか任されないため、モチベーションが低下してしまったこともあります。そのため、成果を正当に評価する実力主義の会社に転職して、これまで培ってきた経験やスキルを発揮したいと考えました。」

3,Lo lắng về tương lai, về công ty

「業績不振により、店舗が閉鎖されることとなり、会社都合により退職しました。自分の力量が及ばなかったという点で残念な気持ちはありますが、5年間店舗での接客とスタッフのマネジメントに携わってきた経験を新たな環境で発揮したいと考えています。」

4,Bị cấp trên chèn ép 

「売上と顧客満足度のどちらも高める力をつけたい、というのが退職の動機です。
営業である以上、売上目標を達成するために努力するのは当然ですので、売上を上げながらもお客様の満足を高められるよう、○○のような工夫を行ってきました。しかし最近、会社の考え方が売上重視に偏ってきているのではと感じることが増えてきました。
お客様の要望を踏まえた的確な営業活動をすることで売上を伸ばせる営業パーソンになりたいと思い、提案力と対応スピードの早さで強みをお持ちの御社を志望いたしました。」

5,Làm ngoài giờ quá nhiều

「前の職場や人間関係には満足していたのですが、ほぼ毎週休日出勤があったため、十分なスキルアップの時間を確保できませんでした。Webアプリケーション開発という仕事には魅力を感じていますので、今後もRubyなどの新しい技術を身につけて開発に活かしたり、スマートフォン向けサービスの開発に要件定義から関わったりすることでさらに成長したいと思い、御社を志望いたしました。」

6,Mối quan hệ giữa những người trong công ty không được tốt

「今の職場では個人の売り上げが重視されています。そのため、仲間同士で協力することは少なく、自分ひとりで成果をあげる動きがほとんどでした。しかし、私は周りのメンバーと協力しながら仕事に取り組むことが好きです。そのため、今の職場を退職し、チームワークを重視する御社で働きたいと思いました。」

「これまで○○の販路拡大のため、新規開拓営業を行ってきました。以前の会社は個人プレー重視の営業スタイルだったため、3年間営業を続けるなかで、自分で開拓先企業を探し、計画的にアプローチや提案を行い、受注に結びつけるスキルを身につけてきました。今後はさらに成長するために、チームプレーで仕事をやり遂げる力を身につけたいと思い、顧客の課題に合わせてチームを組み、解決にあたっておられる御社を志望いたしました。」

   Trên đây là những chú ý khi các bạn trả lời lý do thôi việc trong phỏng vấn chuyển việc và một số lý do mẫu để các bạn tham khảo. Hi vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho các bạn trong quá trình chuyển việc sắp tới. 

nguồn  :sưu tầm

 

Copyright©株式会社TOHOWORKAll Rights Reserved. login