12 CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VIỆT NAM BỊ CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN CÁO BUỘC LÀM GIẢ VISA CHO DHS VIỆT NAM
12 công ty tư vấn du học Việt Nam bị chính phủ Nhật Bản phạt vì cáo buộc làm giả visa cho du học sinh Việt Nam
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã đưa ra một hình phạt cứng rắn đối với hơn 12 công ty tư vấn du học Việt Nam với một lệnh cấm 6 tháng tính từ tháng 11/2018 đến tháng 3/2019 đối với việc xin visa cho các sinh viên Việt Nam, sau những nghi ngờ về việc họ đã giả mạo các giấy tờ chứng nhận thành thạo tiếng Nhật cho những công dân Việt Nam để có thể được nhận visa trót lọt. Như vậy, từ bây giờ cho đến tháng 3 năm sau, tất cả mọi hồ sơ xin visa của 12 công ty bị cho vào danh sách đen kể trên sẽ bị Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam từ chối.
Động thái này của Bộ đưa ra sau khi các quan chức phát hiện ra con số 10% của khoảng hơn 6000 công dân Việt Nam đã được phỏng vấn để nộp đơn xin thị thực du học sinh từ tháng 3/2017 đến tháng 9/2018 đã thất bại trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết để xin visa,cụ thể chính là đạt được khả năng thông thạo tiếng Nhật cơ bản.
Trình độ tiếng Nhật được thấp nhất là bằng N5 là một trong những tiêu chí cơ bản để lầm hồ sơ visa của Nhật.
Phát hiện gây sốc này có thể sẽ tác động lớn đến kết quả thảo luận tại Nghị viện về kế hoạch chấp nhận những người lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản, dự thảo luật mới có thể sẽ kèm luôn những bài kiểm tra khả năng tiếng Nhật cho những công dân nước ngoài mới đến.
Theo tổ chức dịch vụ sinh viên Nhật Bản, có đến 26.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường tiếng Nhật vào năm 2017, con số chỉ đứng thứ 2 sau các du học sinh Trung Quốc. Trong khi đó, công dân Việt Nam lại chiếm số lượng lớn nhất trong số những nhóm tội phạm nước ngoài bị bắt tại Nhật vào năm 2017, chiếm đến khoảng 30%, theo số liệu của cơ quan Cảnh sát Quốc gia. Trong số 30% tội phạm người Việt này, có đến 40% đăng kí sinh sống tại Nhật với thị thực là học sinh, sinh viên.
Những vụvi phạm pháp luật mà đối tượng gây ra là du học sinh Việt Nam gây ra ngày càng trở nên phổ biến tại Nhật
Tỉ lệ cao những danh sách tội phạm người Việt với visa du học sinh này đã khiến Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nghi ngờ rằng quá trình xử lý thị thực của các du học sinh một cách cẩu thả là nguyên nhân chính gây ra thực trạng đáng lo ngại này, cuối cùng đã đưa ra giải pháp bằng những cuộc phỏng vấn mặt đối mặt với những ứng viên nộp visa.
Đại sứ quán đã nhận ra rằng có ít nhất 1 trên 10 ứng viên thậm chí còn không hiểu tiếng Nhật để có thể nộp đơn xin thị thực đi du học. Tỷ lệ này tăng lên thành 30% sau khi xét duyệt lại những ứng viên có hồ sơ xin visa đã được xử lý bởi 12 công ty cung cấp dịch vụ xin thị thực mà đã phải nhận hình phạt từ chính phủ kể trên.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã báo cáo lại kết quả thống kê của mình cho Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, cơ quan đã cấp giấy phép cho 12 công ty xử lý giấy tờ visa cho các du học sinh người Việt.
Các công ty hỗ trợ dịch vụ xin visa và đưa người nước ngoài vào Nhật Bản học tập và làm việc đang phát triển mạnh ở Việt Nam trong những năm gần đây, khi mà họ đánh vào tâm lý của giới trẻ với những lời chào mời hấp dẫn như “khả năng kiếm tiền tại Nhật Bản”, và thu tới hơn…. 1 triệu yen (hơn 200 triệu đồng) chỉ với một hồ sơ xin thị thực thành công.
12 công ty hỗ trợ du học Nhật Bản đã làm giả các giấy tờ về khả năng ngôn ngữ cho những người nộp hồ sơ để được thông qua visa và nhận lại số tiền lớn.
Những người nộp đơn xin thị thực du học tại Nhật Bản phải nộp đầy đủ hồ sơ gồm các giấy chứng nhận đủ tư cách cư trú do Bộ Tư pháp Nhật Bản cấp. Và để có được chứng chỉ này, người nộp hồ sơ cần phải chứng minh được rằng họ có trình độ ngôn ngữ tối thiểu ở mức N5 hoặc là cao hơn, được xác nhận bởi bài thi kiểm tra sự thành thạo tiếng Nhật.
nguồn: suu tâm