NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỞ HỮU OTO Ở NHẬT
1,Sở hữu xe
1.Đăng ký xe
– Những xe chưa qua đăng ký không thể lái trên đường. Vì thế bạn buộc phải đăng ký xe khi mua mới hoặc nhận từ người khác.
– Nếu có sự thay đổi về tên, địa chỉ v.v về chủ sở hữu của một chiếc xe đã đăng ký thì cần phải thay đổi đăng ký.
– Khi thay đổi chủ sở hữu của một chiếc xe đã đăng ký do mua bán, cần phải làm các thủ tục chuyển nhượng đăng ký.
– Khi một chiếc xe đã đăng ký bị tháo dỡ hoặc xuất khẩu thì phải làm thủ tục để xử lý đăng ký.
Tất cả các thủ tục được thực hiện tại các Văn phòng Chi nhánh giao thông vận tải (運輸支局). Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ Văn phòng chi nhánh giao thông vận tải gần nhất.
2.Chỗ đỗ xe
Khi sở hữu 1 chiếc xe, chủ sở hữu của chiếc xe cần đảm bảo một khoảng không gian cho chiếc xe. Do đó, khi mua xe hoặc thay đổi địa chỉ do di chuyển bạn phải nhận được chứng nhận gửi xe.
Để biết thêm chi tiết về quy trình cấp giấy chứng nhận nhà xe hãy liên hệ với trụ sở cảnh sát có thẩm quyền đối với khu vực của bạn.
3.Đăng kiểm (車検)
Đăng kiểm là cách có thể đảm bảo an toàn cho xe và ngăn ngừa ô nhiễm, và cũng có thể kiểm tra 1 cách hệ thống về tình trạng xe.
Theo luật thì đăng kiểm ô tô phải được tiến hành 2 năm 1 lần. Trường hợp xe mới mua chưa đăng kiểm lần nào thì đăng kiểm lần đầu là sau 3 năm những lần tiếp theo là 2 năm.
Nếu ô tô đảm bảo những tiêu chuẩn theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận 車検証 và được lưu hành tiếp 2 năm cho đến lần đăng kiểm tiếp theo.
Trường hợp không sử dụng xe nữa
Trong trường hợp không sử dụng xe nữa, hoặc mang ra nước ngoài hãy thông báo tới Văn phòng đăng kiểm và Chi nhánh giao thông.
Bảo hiểm xe
① Bảo hiểm bắt buộc (自賠責保険)
Nhằm đảm bảo cơ bản trách nhiệm bồi thường thương tích cơ thể băng cách bù đắp gánh nặng kinh tế mà người sai phải chịu, để hỗ trợ nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông.
Đăng ký bảo hiểm này là bắt buộc đối với tất cả các loại xe, nếu không đăng ký bảo hiểm này bạn không đăng kiểm và chạy xe trên đường.
Bảo hiểm này có sẵn ở các chi nhánh của công ty bảo hiểm cũng như đại lý xe ô tô, xe máy.
② Bảo hiểm tự nguyện (任意保険)
Bao gồm bảo hiểm bồi thường dành cho đối phương, bảo hiểm bồi thường dành cho chủ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm bồi thường đối với xe.
Chỉ bồi thường trong trường hợp gây tai nạn thương tích hoặc tử vong cho người khác.
Cần làm gì khi xảy ra tai nạn
① Dừng xe ngay lập tức, sau đó di chuyển xe đến một vị trí an toàn như ven đường hoặc một lô đất trống mà không gây cản trở giao thông.
② Thông báo cho người ứng cứu khẩn cấp và cảnh sát
Nếu ai đó bị thương, hãy gọi xe cứu thương (số 119).
Lưu ý: Cho đến khi xe cứu thương đến không di chuyển người bị thương trừ khi cần thiết, thực hiện theo hướng dẫn và tiến hành điều trị sơ cứu nếu có thể, chẳng hạn cầm máu.
Bất kể có người bị thương hay không cũng phải thông báo cho cảnh sát (số 110), và bạn tuyệt đối không được rời khỏi hiện trường xảy ra tai nạn cho đến khi cảnh sát đến.
③ Đến bệnh viện kiểm tra
Trong trường hợp xảy ra tai nạn, bạn có thể cho rằng bản thân không bị thương hoặc chỉ bị thương nhẹ, nhưng sau đó có những trường hợp mới phát hiện ra bản thân bị thương nghiêm trọng. Vì vậy, dù có bị thương hay không bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra.
④ Đưa ra báo cáo tai nạn
Đây là tài liệu xác nhận một cách công khai rằng bạn có liên quan đến một vụ tai nạn giao thông, một báo cáo tai nạn do Trung tâm lái xe an toàn Nhật Bản ban hành.